IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ) đã thiết lập các tiêu chuẩn hữu cơ trên toàn cầu từ năm 1980 với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Tuân theo các tiêu chuẩn hữu cơ này, người nông dân sử dụng phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, hóa chất cũng như các loại phân hoá học
Tiêu chuẩn Organic là gì?
Tiêu chuẩn Organic là bộ tiêu chuẩn bao gồm những yêu cầu cơ bản đối với việc sản xuất nông nghiệp cũng như đối với các sản phẩm mang hoặc dự kiến mang nhãn hàng hóa đặc thù liên quan đến canh tác hữu cơ.
Bộ tiêu chuẩn này quy định bao quát toàn bộ quy trình sản xuất từ lúc ở nông trại đến khi sản phẩm được dùng trong bữa ăn của người tiêu dùng, gồm: chất lượng đất trồng, nước tưới, kiểm soát sâu bệnh, tập quán chăn nuôi và các quy tắc về phụ gia thực phẩm.
Vì sao phải canh tác hữu cơ?
- Bắt kịp xu hướng thế giới
- Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ sức khỏe con người
Lợi ích mang lại?
- Đối với nhà sản xuất: tạo ra năng suất cao hơn, mang lại thu nhập cao cho nhà sản xuất
- Đối với người tiêu dùng: sử dụng sản phẩm chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe
- Đối với hệ sinh thái nông nghiệp: đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất; củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng; bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa; đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi; phù hợp với điều kiện địa phương;…
Quy trình chứng nhận hữu cơ
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận Organic
- Bước 2: Cung cấp OMP đăng ký hữu cơ và các hồ sơ đính kèm
- Bước 3: Sắp lịch đánh giá
- Bước 4: Đánh giá
- Bước 5: Phản hồi RR (Report review)
- Bước 6: Khắc phục NC (nếu sau khi khắc phục vẫn còn lỗi thì tiến hành khắc phục lại)
- Bước 7: Cấp giấy chứng nhận.